Di chúc là Văn bản thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản (di sản) của mình cho người khác (người thừa kế) sau khi chết. Để đảm bảo Di chúc có hiệu lực pháp luật sau khi Người để lại di chúc chết thì khi lập di chúc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Nội dung di chúc và Hình thức di chúc.
- Tư vấn các quyền của người lập di chúc - Người để lại di sản;
- Tư vấn hình thức di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng;
- Soạn thảo di chúc thể hiện ý chí của Người để lại di sản thừa kế. Luật sư làm chứng, chứng thực Di chúc sau khi được lập;
- Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới hiệu lực của di chúc và người nhận di sản.
- Tư vấn chia di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc.
- Tư vấn khai nhận di sản, từ chối nhận di sản thừa kế.
- Dịch vụ lưu giữ di chúc.
Thủ tục lập di chúc được pháp luật quy định như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực di chúc
Bao gồm: Tổ chức hành nghề Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Thủ tục lập di chúc:
- Người lập di chúc tuyên bố nội dung di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc
- Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
3. Các giấy tờ cần chuẩn bị:
- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác (hộ chiếu, chứng minh sĩ quan, giấy chứng nhận công nhân viên quốc phòng, giấy kiểm tra tạm thời) đang còn trong thời hạn sử dụng, hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thường trú của người lập di chúc;
- Bản chính giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản để lại thừa kế;
- Các giấy tờ chứng minh tài sản chung hay tài sản riêng để phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
- Giấy khám sức khoẻ của người lập di chúc (Do Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế quận, huyện cấp).
Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ pháp lý tốt nhất.
Hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!